Bài viết thuộc series Azure
Để bắt đầu làm việc với Azure, ta cần tìm hiểu các resource cơ sở: Virtual Machine, Network, Access Control. Phần đầu tiên ta sẽ học về Azure Virtual Machines, dịch vụ cơ bản nhất khi ta bắt đầu dùng Cloud.
Giới thiệu
Azure Virtual Machines là dịch vụ giúp ta tạo máy ảo trên Azure Cloud.
Lợi ích sử dụng VM trên Cloud
Cách ta làm việc với máy chủ truyền thống là mua phần cứng vật lý, ổ đĩa về ráp lại. Sau đó ta tự kết nối mạng, cài đặt hệ điều hành, cấu hình ứng dụng lên máy chủ. Công việc triển khai ứng dụng rất bất tiện và chi phí tự bảo trì cũng rất cao.
Tiếp theo máy ảo (VM) và các dịch vụ thuê máy ảo ra đời, các nhà cung cấp VPS sẽ lo phần cứng cho ta, công việc triển khai ứng dụng dễ dàng hơn. Tuy nhiên với VPS khi ta cần mua thì quá trình xử lý cần qua các bước như ta liên hệ với nhà cung cấp, trả tiền, rồi đợi họ cấp quyền. Ta không tự chủ động công việc tạo và xoá VM được.
Với Cloud khi ta cần máy ảo, ta chỉ việc truy cập vào trang quản lý dịch vụ Cloud và thực hiện một hai cái click chuột, nó sẽ tạo VM cho ta. Với Cloud ta không cần quan tâm tới việc quản lý phần cứng và khi cần ta có thể tạo VM ngay lập tức.
Thành phần chính của Azure Virtual Machines
Để tạo Azure Virtual Machines ta cần lưu ý những thành phần sau:
- Network
- Tên VM
- Khu vực triển khai VM
- VM size
- Disks
- Hệ điều hành
Phần Network ta đề cập ở các bài sau. Điều quan trọng khi ta chọn tên của VM là ta không thể đổi sau khi tạo, nên ta cần chọn và đặt tên kĩ.
Về khu vực triển khai ta đã nói ở bài Region và Availability Zones, nên chọn khu vực gần với khách hàng sử dụng ứng dụng. Ví dụ khách Việt Nam ta nên chọn Region ở Singapore.
VM size
Mục quan trọng nhất khi tạo VM là size (CPU - Memory). Azure cung cấp rất nhiều loại VM size khác nhau và phù hợp với từng loại ứng dụng. Bảng dưới đây liệt kê các loại VM sizes:
Loại VM được thiết kế với chỉ số CPU và Memory cân bằng nhau. Sử dụng cho các ứng dụng phổ biến và có lượt truy cập trung bình. | |
Loại VM được thiết kế với chỉ số CPU cao. Sử dụng cho các ứng dụng cần CPU nhiều. Ví dụ như ứng dụng tính toán. | |
Loại VM được thiết kế với chỉ số Memory cao. Sử dụng cho các ứng dụng cần Memory nhiều. Ví dụ như Cache Database. | |
Loại VM được thiết kế với ổ đĩa lưu trữ lớn (high throughput and IO). | |
Loại VM được thiết kế cho việc sử dụng GPU, được dùng trong ứng dụng Graphics Rendering, đào coin, AI training | |
Loại VM được thiết kế với CPU cực mạnh, thích hợp để chạy ứng dụng ML hoặc high-throughput network interfaces. |
Disks
Đối với Azure VM thì ổ đĩa được tạo riêng và quản
Azure Managed Disks là dịch vụ quản lý ổ đĩa và được sử dụng bởi Azure Virtual Machines. Azure cung cấp 5 loại ổ đĩa phục vụ cho các mục đích khác nhau:
- Ultra disks
- Premium SSD v2 (preview)
- Premium SSDs (solid-state drives)
- Standard SSDs
- Standard HDDs (hard disk drives)
Ultra disk | Premium SSD v2 | Premium SSD | Standard SSD | Standard HDD | |
Disk type | SSD | SSD | SSD | SSD | HDD |
Scenario | IO-intensive workloads such as SAP HANA, top tier databases (for example, SQL, Oracle), and other transaction-heavy workloads. | Production and performance-sensitive workloads that consistently require low latency and high IOPS and throughput | Production and performance sensitive workloads | Web servers, lightly used enterprise applications and dev/test | Backup, noncritical, infrequent access |
Max disk size | 65,536 GiB | 65,536 GiB | 32,767 GiB | 32,767 GiB | 32,767 GiB |
Max throughput | 4,000 MB/s | 1,200 MB/s | 900 MB/s | 750 MB/s | 500 MB/s |
Hệ điều hành
Cuối cùng nhưng cũng quan trọng là hệ điều hành. Máy chủ của ta cần chạy hệ điều hành Windows, Linux, hay MacOS. Azure cung cấp sẵn khác OS Image hỗ trợ các hệ điều hành khác nhau. Công việc của ta chỉ là chọn loại OS phù hợp khi tạo VM.
Kết luận
Azure Virtual Machines là dịch vụ cơ bản và đơn giản (mặc định) khi ta mới bắt đầu học sử dụng Cloud. Bài tiếp theo ta tiến hành tạo VM và cài ứng dụng Nginx đơn giản lên nó.
Nếu bài viết có gì sai hoặc cần cập nhật thì liên hệ Admin.
Tham gia nhóm chat của DevOps VN tại Telegram.
Kém tiếng Anh và cần nâng cao trình độ giao tiếp: Tại sao bạn học không hiệu quả?